Đứng trước nhu cầu chi tiêu “vô hạn” mà thu nhập thì “hữu hạn”, chúng ta nên làm gì để không phải đau đầu, lo âu khi vừa nhận lương đã “cháy túi”?
Đối với dân văn phòng còn niềm vui nào hơn khi điện thoại vang lên 2 tiếng “ting ting” thông báo lương về sau bao ngày làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, đối diện với hàng loạt các khoản thanh toán hóa đơn, chi phí sinh hoạt hay làm đẹp, mua sắm…, không ít người phải rơi vào tình cảnh lương vào tài khoản hôm nay thì hôm sau đã lần lượt “nói lời chia tay”. Vậy làm thế nào để giải bài toán lặp đi lặp lại hàng tháng này? Hãy cùng tham khảo ngay 4 cách đơn giản bên dưới để tự mình xây dựng thói quen chi tiêu khoa học hơn!
Trích 10% cho tiết kiệm khi nhận lương
Ngay khi lương vào tài khoản, bạn nên trích 10% trên tổng mức lương nhận được dùng cho tiết kiệm. Điều này không chỉ xây dựng cho bạn thói quen tích lũy cho tương lai mà còn có thể “cứu nguy” cho bạn vào những lúc phát sinh khoản chi quan trọng. Lưu ý nhỏ là hãy duy trì con số 10% này một cách đều đặn mỗi tháng, bạn sẽ “tích tiểu thành đại” thật dễ dàng!
Việc rạch ròi giữa hai khoản chi tiêu - tiết kiệm sẽ giúp có cái nhìn tổng quan và dài hạn hơn về kế hoạch tài chính của bản thân.
Cân nhắc nhiều lần trước khi “xuống tiền”
Trước khi chi tiền cho bất cứ khoản gì, một nguyên tắc “bất di bất dịch” là bạn nên dành thời gian tự vấn rằng: “Liệu các khoản chi đó có thật sự cần thiết hay không?”. Việc cân nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp bạn hạn chế việc “vung tay quá trán” hoặc chi cho những khoản không cấp thiết.
Chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp bạn tránh cảnh “đầu voi đuôi chuột” kiểu đầu tháng ăn uống, mua sắm thả ga nhưng đến cuối tháng lại phải ăn tạm mì ly qua bữa.
Cố định các khoản chi cho tháng tiếp theo
Có rất nhiều phương pháp chi tiêu được lòng giới văn phòng và cả thế hệ Z, nhưng nổi bật và được nhiều người “chọn mặt gửi vàng” nhất đó chính là quy tắc 6 chiếc lọ. Với cách làm này, bạn cố định các khoản chi theo tỷ lệ cụ thể như sau: 55% thu nhập cho chi tiêu thiết yếu; 10% cho giáo dục; 10% cho các khoản tiết kiệm; 10% cho mong muốn cá nhân; 10% dùng để đầu tư và 5% còn lại dùng cho từ thiện.
Trên thực tế, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh các con số này một chút để phù hợp với thu nhập và hoàn cảnh thực tế, tuy nhiên, hãy giữ nguyên các hạng mục phân chia như trên nhé!
Mua sắm theo danh sách đã lên và tận dụng ưu đãi đi kèm
Để không sa đà vào việc thấy gì cũng mua hoặc mua với ý định “mua nhiều để dùng từ từ” thì việc bạn cần làm chính là lên danh sách chi tiết về số lượng và chủng loại những món đồ cần mua. Đặc biệt, hãy thường xuyên để mắt đến các địa chỉ mua sắm có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tiết kiệm tối đa chi tiêu thiết yếu.
Biết mình cần phải mua gì trước khi mua sắm là một trong những bí kíp giúp bạn không “lạc lối” giữa hàng tá các “nhu cầu ảo” của bản thân
Gợi ý hôm nay chính là chương trình 25.10 Lương về sale to trên Shopee, mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm tiện lợi với đa dạng mặt hàng từ Bách hóa Online, Giặt giũ - Chăm sóc nhà cửa, Thời trang, Sắc đẹp,... cùng loạt ưu đãi giá trị như voucher Freeship Xtra giảm đến 70K, cơ hội thu thập voucher và nhận đến 800K cùng ưu đãi hoàn Shopee xu đến 50%.
Đáng chú ý, nhớ thanh toàn đơn hàng Shopee bằng ví điện tử ShopeePay và nhập mã SPP50KLUONGVE để được giảm ngay 50K (ưu đãi áp dụng cho đơn từ 199K)
Bật mí thêm để đơn hàng Shopee càng thêm rẻ ngày lương về chính là kích hoạt ví ShopeePay, bạn sẽ được nhận ngay voucher mua sắm giảm trực tiếp 80K cho đơn hàng từ 0đ. Ngoài ra, khi truy cập trang chủ ShopeePay, bạn có cơ hội săn được voucher mua sắm giảm 25%, voucher cho du lịch & giải trí giảm 25%, nhận ngay voucher mua sắm giảm 50K khi mua bảo hiểm trên Shopee cùng nhiều ưu đãi khác áp dụng cho đặt món tại ShopeeFood.
Áp dụng ngay từ hôm nay, bạn sẽ nhận ra việc thoát cảnh “vừa lãnh lương đã cháy túi” thực ra rất đơn giản và dễ dàng!