Theo đơn vị sản xuất, những thước phim tài liệu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam chứa đựng khối lượng hình ảnh, tư liệu đồ sộ.
Phimtập trung làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam cùng quá trình vận dụng, phát triển những tư tưởng cốt lõi của bản Đề cương lịch sử trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bộ phim được giao cho đạo diễn Nguyễn Quý Mạnh Minh thực hiện, dự kiến phát sóng lúc 20h30 ngày 27/2 trên VTV1. Các Đài truyền hình Trung ương và địa phương cũng phát sóng bộ phim trong dịp kỷ niệm này.
Bản Đề cương do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2/1943, là sự kiện chính trị quan trọng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới. Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương về văn hóa vẫn còn nguyên giá trị.
Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương chia sẻ: “Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, hãng đã khẩn trương triển khai, chọn đạo diễn và ê kíp nhiều kinh nghiệm, xây dựng kịch bản, khai thác nguồn tài liệu, lựa chọn nhân vật phỏng vấn…
Phim đang trong quá trình quay từ Nam ra Bắc để có đủ đại diện các vùng miền, tiếng nói của các chuyên gia, nhà khoa học uy tín cùng đội ngũ văn nghệ sĩ qua các thế hệ".
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm đồng bào dân tộc thiểu số sẽ xuất hiện trong phim.Đạo diễn Trịnh Quang Tùng chia sẻ thêm, dòng chảy xuyên suốt trong những thước phim tài liệu chính là sự kế thừa, phát triển từ khởi nguồn văn hóa Việt Nam, với dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.
“Đó là bức tranh toàn cảnh về khởi nguồn văn hóa từ trước năm 1943, trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, văn hóa Việt Nam vững vàng, bản lĩnh để không bị đồng hóa, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được bản sắc riêng”, đạo diễn Trịnh Quang Tùng nói.
Phim gồm 4 phần: Phần 1 khẳng định những giá trị của bản Đề cương trong 80 năm qua, khẳng định tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây là văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.
Phần 2 đề cập nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam và các Nghị quyết của Đảng 80 năm qua về phát triển văn hóa; nêu cao truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; khẳng định sự kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn; khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các bậc tiền nhân, danh nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Phần 3 là nội dung Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng. Một nền văn học nghệ thuật mới hình thành trong khói lửa của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tạo nên nhiều tác phẩm giá trị. Việc vận dụng, tiếp thu và bổ sung, hoàn thiện những quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đạt được dưới ánh sáng của Đảng.
Nội dung cuối cùng là quyết tâm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về văn hóa, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị, Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về văn hóa.
Bản ghi kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc
Trân trọng giới thiệu bản ghi kết luận của Phó Thủ tướngVũ Đức Đam về một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030.
Căn cước văn hóa - sự sống còn của dân tộc
Bản sắc văn hóa truyền thống phải trở nên rõ ràng nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất, nhân văn nhất và phù hợp với một tinh thần sống mới của đất nước thì mới trở thành năng lượng sống cho một dân tộc.
Để văn hoá kinh doanh tạo sức mạnh mềm cho văn hoá dân tộc
"Mỗi doanh nghiệp cần trở thành những đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan toả sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam…", Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.